Xử trí răng nanh hàm trên mọc ngầm trong chỉnh nha là một cuốn sách mà nha sĩ nên đọc. Được biên dịch bới: Dr Vi Hồng
Giới thiệu
Răng nanh hàm trên mọc ngầm là hiện tượng phổ biến chỉ đứng sau răng khôn hàm dưới với tỉ lệ mọc ngầm khoảng 1,5%. Nhiều nguồn tài liệu cho thấy răng nanh hàm trên ngầm lệch về phía vòm miệng với tần suất lớn hơn rất nhiều so với phía môi(1), nhưng dường như vế sau này không được nghiên cứu sâu, có thể do phần lớn những răng nanh có thể mọc tự nhiên mà không cần điều trị can thiệp chủ động. Các bác sĩ nha khoa tổng quát và các bác sĩ chỉnh nha sẽ thường gặp vấn đề này và cần nắm vững kiến thức về cách xử trí. Việc chẩn đoán và xử trí răng nanh hàm trên ngầm không đúng cách có thể dẫn đến một điều trị phức tạp hơn, điều này sẽ gây mất thời gian cho cả bác sĩ và bệnh nhân. Ngoài ra còn có nguy cơ gây tổn thương cho các răng kế cận, có thể dẫn đến kiện tụng đòi bồi thường. Nguyên nhân dẫn đến răng nanh hàm trên ngầm vẫn chưa rõ ràng, nhưng khả năng là do đa nguyên nhân(2,3). Điều này được củng cố bằng các bằng chứng cho thấy nhiều trường hợp răng nanh hàm trên ngầm phía vòm miệng thường xuất hiện ở các thành vên trong gia đình. Ngoài ra răng nanh hàm trên ngầm còn có mối liên quan đáng kể với các dị tật răng miệng khác nguyên nhân do di truyền như thiếu răng cửa bên, răng cửa bên dị dạng hoặc nhỏ, không bị chen chúc và chậm mọc răng(4-6). Phần lớn các răng nanh có thể cảm nhận khi mọc lên trong miệng khi trẻ 10 đến 11 tuổi(7). Những chiếc răng nanh hàm trên mọc sau 12,3 tuổi ở trẻ gái và 13,1 tuổi ở trẻ trai được coi là mọc muộn.(8)
Biến chứng của răng nanh ngầm không điều trị
Biến chứng chính là răng nanh ngầm gây tiêu chân răng các răng lân cận, thường gặp ở các răng cửa. Ở những bệnh nhân trước đó có răng 6 hàm trên ngầm thì tỉ lệ xuất hiện răng nanh hàm trên ngầm cũng như hiện tượng tiêu chân răng cửa lân cận cao hơn(9). Mặc dù không phải lúc nào cũng có ý nghĩa về mặt lâm sàng nhưng một nghiên cứu sử dụng phim CTCB có kết quả 66,7% trường hợp răng nanh hàm trên ngầm gây tiêu chân răng cửa bên lân cận(10). Hiện tượng tiêu chân răng cửa bên hiếm khi bắt đầu sau 14 tuổi(11) mà xảy ra thường xuyên nhất trong độ tuổi 11-12(12). Biến chứng khác do răng nanh vĩnh viễn hàm trên ngầm là tiêu thân răng,thường xảy ra ở người lớn,với tỉ lệ lên đến 14%(13) và nang thân răng với tỉ lệ thấp(14).
Chẩn đoán và xử trí
1.1. Hỏi bệnh và thăm khám.
Bác sĩ nên nghi ngờ răng nanh ngầm trong trường hợp thăm khám cho bệnh nhân 10-11 tuổi không sờ thấy đường mọc răng nanh, hay sờ thấy hình thái mọc răng nanh không đối xứng 2 bên, hay vị trí của các răng lân cận chiếm chỗ của răng nanh. Bệnh nhân có răng nanh ngầm phải được đánh giá toàn diện về tình trạng ngầm, bao gồm cả việc xác định chính xác vị trí của răng nanh.
1.2. Xquang
Việc chụp xquang kiểm tra trước tuổi 10-11 thường ít có giá trị trong chẩn đoán. Chụp phim để xác định vị trí răng nanh ngầm thường bao gốm 2 phim xquang khác nhau dựa trên nguyên tắc thị sai. Thị sai được định nghĩa là sự dịch chuyển biểu kiến của một đối tượng do các vị trí khác nhau của người quan sát. Trong chụp Xquang điều này nghĩa là việc chụp 2 tấm phim với đầu phát tía X ở 2 vị trí khác nhau. Sự thay đổi vị trí đầu phát tia này có thể nằm trong mặt phẳng nằm ngang (thị sai ngang) hoặc trong mặt phẳng đứng dọc ( thị sai dọc). nghiên cứu đã chỉ ra rằng kỹ thuật thị sai ngang đáng tin cậy hơn thị sai dọc trong việc xác định vị trí răng nanh ngầm.
download tài liệu Tài liệu gốc
ĐĂNG KÝ NHẬN BÀI VIẾT MỚI
Vui lòng điền chính xác email ở bên dưới để nhận thông báo bài viết mới.